Nông dân Sa Đéc thu lãi to do trúng mùa cúc mâm xôi
Ngày 10.3, tại Sóc Trăng, Hệ thống trường phổ thông FPT (FPT Schools) phối hợp Sở GD-TĐ tỉnh Sóc Trăng và Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức hội thảo "Hiệu trưởng 4.0: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giảng dạy và quản lý giáo dục". Sự kiện có sự tham dự của các cơ quan quản lý giáo dục, chuyên gia công nghệ, nhà nghiên cứu và gần 500 hiệu trưởng, cán bộ quản lý giáo dục tại địa phương.GS-TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ GD-ĐT), cho rằng AI đóng vai trò quan trọng trong việc định hình lại tư duy phát triển và chiến lược giáo dục của mỗi quốc gia. Các nhà quản lý và nhà giáo dục là lực lượng tiên phong, then chốt trong việc thực thi các chính sách giáo dục. Trong đó AI được coi là công cụ hữu ích nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Theo đó, việc phát triển năng lực AI không chỉ xây dựng môi trường học tập sáng tạo mà còn giúp học sinh nhận thức rõ tiềm năng của bản thân, góp phần phát triển tư duy, hướng đến trở thành công dân toàn cầu trong tương lai. Bởi, AI có tác động toàn diện tới 3 trụ cột chính của giáo dục, gồm: chương trình học; quá trình dạy và học; kiểm tra đánh giá. Điều này giúp tăng cơ hội tiếp cận giáo dục, thúc đẩy giáo dục cá nhân hóa, nâng cao tinh thần tự học, đổi mới và nâng cao hiệu quả giảng dạy, tạo dựng thói quen học tập suốt đời.Các chuyên gia tham dự hội thảo cho rằng, trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, sự bùng nổ của AI đã ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống. Giáo dục được xem là một trong những ngành chịu tác động rõ nét nhất, với cả cơ hội lẫn thách thức. Trong đó, những vấn đề đáng lo ngại là có thể sẽ làm gia tăng khoảng cách số (thuận lợi với những nơi có cơ sở hạ tầng, internet, trang thiết bị thuận lợi và ngược lại), các vấn đề đạo đức AI, bảo mật dữ liệu, sự phụ thuộc vào công nghệ, tính chính xác và khách quan của nội dung...Liên quan vấn đề này, thạc sĩ Đỗ Đức Lân, Phó trưởng Phòng quản lý khoa học, đào tạo và hợp tác quốc tế (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) chia sẻ thêm, qua một nghiên cứu phối hợp với UNICEF Việt Nam năm 2024, trong hơn 11.000 học sinh tại 22 tỉnh thành cả nước, kết quả chỉ có hơn 23% học sinh biết thông tin AI từ nhà trường, còn lại đa số là biết từ sách báo, truyền thông xã hội. Về khó khăn khi sử dụng AI, các em cho biết có 3 vấn đề hàng đầu là thiếu kiến thức và kỹ năng về AI, thiếu trang thiết bị và công nghệ, thiếu hướng dẫn từ giáo viên. Điều này cho thấy còn rất nhiều nhà trường chưa có những chương trình hỗ trợ học sinh sử dụng AI một cách bài bản và kế hoạch. Trong khi đó, TS Nguyễn Xuân Phong, Phó hiệu trưởng Trường ĐH FPT, Giám đốc điều hành Hệ thống trường phổ thông FPT (Tập đoàn FPT), cho biết, từ 2 năm nay, Hệ thống FPT Schools đã triển khai chương trình về AI, robotics, steam theo tiêu chuẩn quốc tế để giảng dạy cho học sinh từ lớp 1. Những kết quả tích cực thời gian qua nói lên phần nào khả năng học tập, khả năng tiếp thu, bắt kịp những tiến bộ khoa học – công nghệ của giới trẻ, học sinh Việt Nam là rất mạnh mẽ. Những năm tới đây, dự đoán xã hội sẽ phát triển vượt bậc về khoa học – công nghệ với sự đa dạng và phức tạp hơn. Nhưng nếu ngành giáo dục tạo điều kiện tốt để các em trau dồi, rèn luyện thì chúng ta sẽ có một nguồn nhân lực rất mạnh mẽ về khoa học - công nghệ, hoàn toàn có thể sánh vai với các nước trên thế giới.Nhập từ Trung Quốc, Volkswagen Viloran thành 'hiện tượng' tại Việt Nam
Trưa 4.2, các ngân hàng thương mại giảm giá USD từ 100 - 120 đồng sau mức tăng mạnh đầu năm, xuống dưới mức 25.000 đồng/USD. Giá mua đô la Mỹ tại Vietcombank còn 24.990 - 25.020 đồng, trong khi chiều bán ra còn 25.380 đồng. Điểm lạ tại ACB khi mua USD tiền mặt có giá cao hơn mua chuyển khoản, cụ thể mua USD tiền mặt ở mức 25.090 đồng, còn mua chuyển khoản 25.020 đồng. Chiều bán đô của nhà băng này ở mức 25.380 đồng. Tại Vietinbank, giá mua USD cũng giảm xuống 25.020 đồng, bán ra 25.380 đồng. Như vậy, sau mức giá tăng sốc vào ngày 3.2, các ngân hàng đã giảm giá USD.Giá USD dịu lại sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện bơm ròng lượng tiền với khối lượng lớn trên thị trường mở. Tổng lượng tiền bơm ra thị trường trong ngày 3.2 là 28.902 tỉ đồng, trong đó 6 thành viên trúng thầu 15.000 tỉ đồng với kỳ hạn 7 ngày và 6 thành viên trúng thầu 13.902 tỉ đồng ở kỳ hạn 14 ngày. Trong khi đó, lượng tiền hút về của nhà điều hành là 1.400 tỉ đồng đối với kỳ hạn 7 ngày. Lãi suất trúng thầu cả chiều bơm và hút tiền ở mức 4%/năm. Như vậy, trong phiên giao dịch đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng 27.502 tỉ đồng.Trên thị trường tự do, giá đồng bạc xanh giảm nhẹ 5 đồng, chiều mua vào còn 25.635 đồng, bán ra 25.735 đồng. Giá USD tự do đã tăng 130 đồng trong 1 tuần trở lại đây. Đô la Mỹ trên thị trường thế giới đã giảm trở lại sau khi tăng lên gần mức cao nhất trong vòng 3 tuần qua. Chỉ số USD - Index từ mức 109,77 điểm xuống 108,43 điểm và lên lại mức 108,79 điểm. Đồng USD giảm giá sau khi Tổng thống Mỹ ông Donald Trump hoãn áp thuế đối với Canada và Mexico.
'Hãy xem sự học như chinh phục đỉnh núi'
Mấy ngày qua, mạng xã hội xuất hiện những đoạn clip một số người đi ô tô, xe máy không dám vượt đèn đỏ nhường đường xe cấp cứu gây tranh cãi. Có người sợ vượt đèn nhường đường sẽ CSGT phạt nguội. Có người lại sợ "phiền" vì phải chứng minh lỡ có bị thổi phạt. Trước tranh cãi này, Phòng CSGT (PC08, Công an TP.HCM) cho hay, xe ưu tiên là các loại xe được hưởng các quyền ưu tiên khi tham gia giao thông. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhường đường, không được cản trở xe được quyền ưu tiên.Như vậy, người dân khi tham gia giao thông phải nhường đường cho xe ưu tiên, gồm các loại xe sau theo Điều 27 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024:Các loại xe ưu tiên được nêu trên (trừ đoàn xe tang) không bị hạn chế tốc độ; được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông, đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được. Riêng đối với đường cao tốc, xe ưu tiên chỉ được đi ngược chiều trên làn dừng xe khẩn cấp; phải tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, biển báo hiệu tạm thời. Xe ưu tiên được quyền đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào.Theo CSGT, xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ phải phát tín hiệu gồm: đèn phát tín hiệu ưu tiên, còi phát tín hiệu ưu tiên, cờ hiệu ưu tiên cụ thể của từng loại xe. Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ, đi sát lề đường bên phải hoặc dừng lại để nhường đường, trạm thu phí phải ưu tiên cho xe ưu tiên qua trạm trong mọi tình huống, không được gây cản trở.CSGT TP.HCM thông tin, theo Nghị định 168/2024, không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt từ 6 - 8 triệu đối với ô tô và từ 4 - 6 triệu đối với xe máy; đồng thời, người vi phạm bị trừ 4 điểm GPLX."Các xe ưu tiên là những xe đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người cũng như tình hình trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc gia. Do đó, chấp hành các quy định về xe ưu tiên, nhất là việc nhường đường cho xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ không chỉ là là nét đẹp văn hóa giao thông mà còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân", đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM nhấn mạnh.
Dựa vào cơ sở kinh nghiệm, năng lực và định hướng phát triển, Tập đoàn TTC và Tập đoàn Stavian cam kết trở thành đối tác chiến lược, tận dụng tối đa nguồn lực của các bên, nâng cao giá trị dịch vụ, sản phẩm và lợi thế cạnh tranh trên thị trường.Cụ thể, Tập đoàn TTC sẽ dành quyền ưu tiên cho Tập đoàn Stavian áp dụng chính sách ưu đãi dành cho các sản phẩm - dịch vụ do TTC và các đơn vị thành viên phát triển, hợp tác đầu tư, phân phối trong các lĩnh vực như: Nông nghiệp; Bất động sản (Căn hộ condo-villa, căn hộ thương mại, căn hộ thương gia, căn hộ cao cấp, bất động sản du lịch,…); Bất động sản khu công nghiệp; Du lịch; Sản phẩm đường cát, mật rỉ, cồn và dịch vụ logistics; Điện năng lượng mặt trời; Xây dựng - công nghiệp, dân dụng và hạ tầng; Dịch vụ cho thuê văn phòng và trung tâm thương mại; Các sản phẩm tiêu dùng; Giáo dục; Dịch vụ chăm sóc sức khỏe;…Về phía Tập đoàn Stavian cam kết sẽ ưu tiên cho TTC hợp tác, phát triển sản phẩm - dịch vụ mà Stavian có quyền sử dụng theo các hình thức hợp tác phù hợp với quy định của pháp luật. Ngoài ra, TTC được ưu tiên phân phối các sản phẩm - dịch vụ do Stavian phát triển, hợp tác đầu tư, phân phối. Rất ấn tượng với sự phát triển, tâm huyết, hoài bão của Tập đoàn Stavian, phát biểu tại sự kiện, ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn TTC chia sẻ, việc ký kết hợp tác chiến lược, đồng hành thương hiệu trên tinh thần đôi bên cùng có lợi là một quyết sách vô cùng đúng đắn, phù hợp với nền kinh tế mở, hội nhập, trí thức. Đây còn là tiền đề cho sự phát triển của hai đơn vị trong chiến lược 2026 - 2030, giúp đôi bên phát huy sức mạnh và tiềm lực phát triển, qua đó đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội.Với hơn 45 năm hình thành và phát triển, TTC là tập đoàn đầu tư đa ngành hoạt động trong 6 lĩnh vực chính: (1) Nông nghiệp (HOSE: SBT), (2) Năng lượng (HOSE: GEG), (3) Bất động sản (HOSE: SCR), (4) Bất động sản công nghiệp, (5) Du lịch (HOSE: VNG), (6) Giáo dục cùng nhiều ngành nghề khác như thương mại, logistics, xây dựng, kết cấu thép, y tế,… hoạt động tại các tỉnh thành trên cả nước và Lào, Campuchia, Singapore, Úc… Với tiêu chí phát triển bền vững và cam kết "Vì cộng đồng, phát triển địa phương", áp dụng những chuẩn mực ESG quốc tế (Môi trường, Xã hội, Quản trị), TTC luôn kiên định tuân thủ theo đúng định hướng và khuyến khích của Chính phủ, với mục tiêu không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn đồng hành cùng địa phương mang lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng và xã hội, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ.Cũng trong buổi lễ, ông Đinh Đức Thắng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Stavian nhấn mạnh: Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp xanh, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp có công nghệ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh cao, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn Stavian và Tập đoàn TTC không chỉ là bước tiến quan trọng trong việc khai thác hiệu quả tiềm năng mà còn thể hiện cam kết của hai bên trong việc phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo và gia tăng năng lực cạnh tranh. Với tầm nhìn và định hướng phát triển bền vững, sự hợp tác hiệu quả giữa 2 tập đoàn sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam vươn mình ra thế giới, hội nhập vào kỷ nguyên mới, thịnh vượng và phát triển.Tập đoàn Stavian là Tập đoàn công nghiệp - công nghệ, thương mại đa quốc gia, quy mô lớn với hơn 30 chi nhánh trên thế giới, xuất khẩu hàng hóa tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, nằm trong Top 17 nhà phân phối hóa chất lớn nhất toàn cầu, Top 21 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam và Top 10 Sao Vàng Đất Việt năm 2024. Hiện nay, Tập đoàn Stavian tập trung phát triển 5 nhóm ngành: Sản xuất công nghiệp; Công nghệ cao; Phát triển khu công nghiệp; Chuyển dịch năng lượng; Thương mại & Đầu tư. Tập đoàn Stavian kiên định phát triển bền vững, tạo ra hàng vạn công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập cao cho người lao động, tham gia bảo vệ môi trường và có trách nhiệm cao với cộng đồng. Ngay sau nghi thức ký kết hợp tác chiến lược giữa 2 Tập đoàn, CTCP Khu công nghiệp Thành Thành Công (TTC IZ, thành viên Tập đoàn TTC) và CTCP Stavian VP Tây Ninh (thành viên Tập đoàn Stavian) đã tiến hành ký kết hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất và thuê cơ sở hạ tầng tại Khu công nghiệp Thành Thành Công. Theo đó, TTC IZ cho Stavian VP Tây Ninh thuê lại quyền sử dụng đất và thuê cơ sở hạ tầng với tổng diện tích là gần 83.000 m² tọa lạc tại đường C3, Khu công nghiệp Thành Thành Công, phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Stavian VP Tây Ninh sẽ xây dựng nhà máy, nhà xưởng sản xuất các sản phẩm phù hợp theo giấy phép của cơ quan có thẩm quyền và phù hợp với quy hoạch. Đây là dấu mốc khởi đầu để hai bên cùng song hành, mở rộng tệp khách hàng trên tất cả các lĩnh vực. Qua đó giúp gia tăng nguồn khách hàng tiềm năng và quảng cáo chéo thông qua hệ sinh thái của các bên.Dự kiến trong tương lai gần, TTC và Stavian cũng như các đơn vị thành viên, sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác, nghiên cứu và triển khai các dự án chiến lược khác nhằm khai thác tối đa tiềm năng của hệ sinh thái hai bên.
Những tấm lòng vàng 8.11.2023
Ấn Độ đã quyết định mở bung cửa kho gạo của nước này bằng việc cho phép xuất khẩu gạo tấm. Quyết định được đưa ra vào cuối ngày 7.3 vừa qua. Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Ấn Độ (REA), ông B.V. Krishna Rao, cho biết: Sản lượng xuất khẩu gạo tấm trong năm 2025 dự kiến khoảng 2 triệu tấn.Trước đó, Ấn Độ xuất khẩu 3,9 triệu tấn gạo tấm mỗi năm. Khách hàng chính của gạo tấm Ấn Độ là Trung Quốc - khoảng 2 triệu tấn để làm thức ăn chăn nuôi và sang các nước châu Phi như Senegal và Djibouti.Tuy nhiên từ tháng 9.2022, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm. Đến năm 2023 khi xảy ra hiện tượng nắng nóng gay gắt kéo dài và giá gạo nội địa tiếp tục tăng cao, cùng với hàng loạt chính sách hạn chế xuất khẩu các mặt hàng gạo, Ấn Độ cấm cả việc bán mặt hàng gạo tấm cho các công ty sản xuất elthanol nội địa.Đến cuối tháng 9.2024, Ấn Độ đã cho phép nối lại hoạt động xuất khẩu gạo trắng 5%. Trong 3 tháng cuối năm 2024, Việt Nam vẫn giữ được giá gạo xuất khẩu ở mức cao do thị phần của hạt Việt Nam không cùng phân khúc với gạo Ấn Độ, nhưng bất ngờ trong 2 tháng đầu năm 2025 gạo Việt Nam lao dốc không phanh và đang ở mức thấp nhất thế giới.Vì vậy, động thái mở kho của Ấn Độ được đánh giá sẽ tác động mạnh tới thị trường gạo toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Các thương nhân Ấn Độ hiện chào giá gạo tấm ở mức 330 USD/tấn trong khi các nước như Việt Nam, Myanmar và Pakistan chỉ có khoảng 300 USD.Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhận định: Thị trường Việt Nam trước đây vẫn nhập mặt hàng gạo tấm để phục vụ cho nhu cầu chế biến các sản phẩm ăn liền như bún, phở, bánh tráng… Việc Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo tấm, nếu với mức giá cạnh tranh tốt thì sản phẩm sẽ được nhập về để phục vụ cho mục đích này và làm gia tăng sức ép cho lúa gạo nội địa.Trong 2 tháng đầu năm nay, Việt Nam tuy xuất khẩu được 1,15 triệu tấn gạo nhưng lại nhập khẩu đến khoảng 1,2 triệu tấn lúa hầu hết từ Campuchia, làm gia tăng áp lực khiến giá lúa gạo tại ĐBSCL chìm sâu trong 1 thời gian dài.